(Ban hành kèm theo Quyết định Số …./QĐ-VTNGDM, ngày …/…./2022 của Viện trưởng)
Viện đi tiên phong trong phổ biến kiến thức và phát triển Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resource – OER); thu hút nhân tài và nguồn lực từ xã hội phụng sự sự nghiệp phát triển giáo dục bền vững của nước nhà. Viện là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu, đề xuất xây dựng đường lối, chính sách và tư vấn giải pháp phát triển Tài nguyên giáo dục mở của đất nước, cũng như các tổ chức giáo dục cơ sở.
Hướng tới trở thành Viện nghiên cứu, đào tạo và phát triển Tài nguyên giáo dục mở uy tín hàng đầu ở Việt Nam. Là thành viên tích cực, có trách nhiệm và uy tín của Việt Nam trong Tổ chức Đối tác dữ liệu mở Châu Á (Asia Open Data Partnership - AODP).
Kho tàng tri thức là của chung nhân loại, tích lũy được qua nhiều thế hệ, mọi người đều có quyền thừa hưởng. Tiếp cận, sáng tạo và chia sẻ nguồn tri thức này giúp mỗi người tự hoàn thiện chính bản thân và thúc đẩy cộng đồng xã hội phát triển.
Viện nghiên cứu, đào tạo và phát triển tài nguyên giáo dục mở là một tổ chức đầu tiên ở Việt nam với quy mô cấp Viện, có chức năng và nhiệm vụ hoạt động chuyên về Tài nguyên giáo dục mở và Giáo dục mở.
Viện nghiên cứu, đào tạo và phát triển Tài nguyên giáo dục mở là tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp, hoạt động phi lợi nhuận, trực thuộc Hiệp hội các trường Đại Học, Cao Đẳng Việt Nam.
Viện thực hiện nghiên cứu TNGDM theo các quy chuẩn Quốc tế và quy định của Nhà Nước Việt Nam về giáo dục, nhằm đưa TNGDM vào áp dụng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam, phát triển môi trường tiếp cận công bằng trong Giáo dục và học tập suốt đời cho mọi đối tượng người dân, góp phần đổi mới giáo dục và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
Năm 2025, phấn đấu mở được các văn phòng đại diện của Viện ở miền Trung và miền Nam; 80% các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam được đào tạo về khai thác và sử dụng Tài nguyên giáo dục mở, 10% các trường đưa mô hình áp dụng Tài nguyên giáo dục mở vào chương trình đào tạo chính thức của trường.
a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy của Viện và quy chế hoạt động của Viện.
b) Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở vật chất và điều kiện để Viện hoạt động:
c) Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội về Tài nguyên giáo dục mở.
d) Xây dựng, quảng bá, định vị thương hiệu Viện và kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ Viện.
e) Mở lớp đào tạo khai thác Tài nguyên giáo dục mở tại các cơ sở Giáo dục, đào tạo Cao đẳng và Đại học.
f) Tiếp tục đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giảng viên, nhân viên của Viện và tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên giảng dạy, truyền thông nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động của Viện.
g) Mở rộng hoạt động đào tạo khai thác Tài nguyên giáo dục mở tới các cơ sở đào tạo nghề ....
h) Triển khai các hoạt động nghiên cứu chính sách và mô hình phát triển Tài nguyên giáo dục mở ở các cơ sở Giáo dục, Đào tạo.
i) Triển khai các hoạt động tư vấn phát triển TNGDM và kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển nguồn TNGDM.
j) Thành lập các trung tâm đào tạo, nghiên cứu ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
k) Đào tạo chuyên sâu và chuyển giao công nghệ triển khai ứng dụng TNGDM tại các cơ sở.
l) Mở rộng liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng TNGDM ở các trường Đại học trên thế giới, các tổ chức Quốc tế (UNESCO, CommonWealth of Learning ...) nhằm cập nhật tốt nhất kiến thức chuyên môn sâu về TNGDM trên thế giới.
m) Mở mang và thực hiện các hoạt động từ thiện khác, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.