Copyright @NukeViet

VIỆN NGHIÊN CỨU, ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ

Tên tiếng Anh: Institute for Research, Training and Development of Open Educational Resources – InOER

Viện nghiên cứu, đào tạo và phát triển tài nguyên giáo dục mở là tổ chức xã hội nghề nghiệp do các sáng lập viên xây dựng; Tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết thành viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Viện là thành viên của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Viện hoạt động trên phạm vi cả nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên giáo dục mở và giáo dục mở.
 

Trụ sở

  • Địa chỉ : Số 01, ngõ 198, Phố Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.
  • Email: info@inoer.vn;  
  • Website: http://inoer.vn

 

Lãnh đạo Hiệp hội Nhiệm kỳ I (2022-2027)

  • Viện trưởng: TS. Đào Thiện Quốc
  • Phó Viện trưởng:  KS. Lê Trung Nghĩa
 

Văn phòng: Tại Hà Nội

 

Các bộ phận chuyên môn

  • Phòng Hành chính – Kế toán;
  • Trung tâm Đào tạo, tập huấn OER;
  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển OER.
 

Các tổ chức trực thuộc

  • Hội đồng Viện;
  • Hội đồng khoa học;
  • Ban kiểm soát.
 

Nguyên tắc hoạt động

  • Viện là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động không nhằm mục đích thu lợi nhuận;
  • Viện là tổ chức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Tài nguyên giáo dục mở, phục vụ hỗ trợ phát triển giáo dục;
  • Viện có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
  • Trong quá trình hoạt động, Viện tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ Viện, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và quy định của Hiệp hội; Viện tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình.
 

Lĩnh vực hoạt động của Viện

  1. Nghiên cứu khoa học các vấn đề về phát triển Tài nguyên giáo dục mở, giáo dục mở;
  2. Cung cấp dịch vụ tư vấn về phát triển Tài nguyên giáo dục mở, giáo dục mở;
  3. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức đào tạo, đào tạo lại và nâng cao kiến thức thuộc lĩnh vực Tài nguyên giáo dục mở, giáo dục mở;
  4. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các sự kiện tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức về Tài nguyên giáo dục mở, giáo dục mở như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cả trong nước và quốc tế;
  5. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước thực hiện chức năng của Viện.
 

Nhiệm vụ của Viện

  1. Xây dựng chiến lược phát triển Tài nguyên giáo dục mở, trong tổng thể chiến lược phát triển Giáo dục mở của Quốc gia;
  2. Định hướng phát triển và quản lý sử dụng bền vững nguồn Tài nguyên giáo dục mở;
  3. Biên soạn, xuất bản giáo trình, phần mềm đào tạo, tài liệu, sách và các sản phẩm liên quan đến Tài nguyên giáo dục mở;
  4. Truyền thông trong xã hội về Tài nguyên giáo dục mở;
  5. Xây dựng, quảng bá, định vị thương hiệu Viện và kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ phát triển Tài nguyên giáo dục mở;
  6. Mở lớp đào tạo khai thác Tài nguyên giáo dục mở tại các cơ sở Giáo dục, đào tạo, đặc biệt là ở các trường cao đẳng và đại học;
  7. Đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giảng viên, nhân viên của Viện và tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên giảng dạy, truyền thông nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động của Viện;
  8. Nghiên cứu, tư vấn triển khai những mô hình áp dụng Tài nguyên giáo dục mở ở các cơ sở Giáo dục, Đào tạo;
  9. Liên kết hợp tác với các cơ sở Tài nguyên giáo dục mở ở các trường đại học trên thế giới, các tổ chức Quốc tế (UNESCO, CommonWealth of Learning...) nhằm hòa nhập Quốc tế về Tài nguyên giáo dục mở;
  10. Nghiên cứu, triển khai hệ sinh thái Tài nguyên giáo dục mở, sư phạm mở cho khối các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam;
  11. Các dịch vụ khoa học công nghệ khác:
    • Xây dựng mạng lưới các ngân hàng dữ liệu về chuyên gia Tài nguyên giáo dục mở của Việt Nam và thế giới;
    • Xây dựng các website và bản tin để thông tin và chia sẻ kết quả nghiên cứu;
    • Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực Tài nguyên giáo dục mở;
    • Tư vấn phản biện, phổ biến kiến thức và chuyển giao các kết quả nghiên cứu.
  12. Hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Viện không trái với quy định của pháp luật.
 

Tổ chức bộ máy

  • Hội đồng Viện;
  • Ban lãnh đạo Viện;
  • Ban Kiểm soát;
  • Hội đồng khoa học;
  • Phòng Hành chính – Kế toán; 
  • Trung tâm đào tạo, tập huấn TNGDM;
  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển TNGDM.






 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây